top of page

Quan tâm đến công việc quá mức khiến tôi áp lực

  • Ảnh của tác giả: VietCareerAdvice.
    VietCareerAdvice.
  • 17 thg 3, 2024
  • 4 phút đọc

Đã cập nhật: 22 thg 2

"Em và bạn mình đều làm trong ngành dịch vụ. Em làm nhân viên lễ tân, còn bạn là giám sát nhà hàng trong cùng một resort ở Huế.


Cả hai đứa đều cảm thấy áp lực. Tụi em thấy các quản lý trong ngành dịch vụ đều rất hay la nhân viên. Nhiều khi tụi em chưa làm gì sai nhưng vẫn bị nhắc nhở trước. Vì bị nhắc nhở liên tục, nên đầu óc tụi em lúc nào cũng chỉ có công việc. Bất cứ việc gì tụi em cũng đều lo lắng chuẩn bị kỹ lưỡng, tính toán trước sau rất tỉ mỉ. Việc này diễn ra liên tục khiến tụi em mệt mỏi, chán nản. Đến nỗi khi ở nhà mà nghĩ đến ngày mai phải đi làm là tụi em đã ăn ngủ không ngon.


Bị nhắc nhở liên tục, tụi em lúc nào cũng chỉ nghĩ đến công việc, đến nỗi ở nhà cũng ăn ngủ không yên.

Quan tâm đến công việc quá mức khiến tôi áp lực
Quan tâm đến công việc quá mức khiến tôi áp lực

Anh chị đi trước bảo đừng để tâm quá nhiều, nhưng làm sao có thể không để tâm khi ngày nào cũng bị răn đe.

Những anh chị đi trước khuyên tụi em đừng để tâm nhiều đến công việc. Anh chị bảo vì tụi em quá để tâm đến công việc nên mới sinh căng thẳng và thất vọng ở bản thân. "Những gì quản lý nhắc nhở hay la rầy, tụi em nghe được cái nào thì nghe, còn lại bỏ qua. Đầy người vẫn làm việc một cách vui vẻ trong ngành dịch vụ đấy thôi." Tụi em cũng cố tập bớt quan tâm đến công việc, nhưng thực sự vẫn cảm thấy mệt mỏi với cách quản lý ngày nào cũng răn và đe tụi em."


Lời khuyên của VietCareerAdvice:


Em có thể tận tâm với công việc, nhưng đừng để công việc chiếm trọn tâm trí ngay cả khi đã tan ca.

"Đầu tiên, tụi em hãy xem xét những dấu hiệu nào cho thấy tụi em đang để tâm quá nhiều đến công việc.


  • Quản lý la rầy khiến tụi em cảm thấy thất vọng về bản thân, ôm nỗi lo lắng trong người ngay cả khi không làm việc thì có lẽ tụi em đã quan tâm quá nhiều.

  • Tụi em dùng quá nhiều năng lực cảm xúc vào công việc. Tụi em sốt sắng cho tiến độ công việc, ngày hôm sau có đoàn khách đến ở thì tối nay đã thao thức cả đêm để dự trù công việc ngày mai. Trong khi đó mức lương, phúc lợi hay sự ghi nhận tụi em nhận được từ sếp không nhiều đến mức khiến tụi em phải lo lắng, rầu rĩ đến như thế.

  • Ngoài ra, vì tụi em làm trong ngành dịch vụ, nên có lẽ tụi em cũng dành nhiều sự quan tâm cho khách hàng. Tụi em quan tâm, phục vụ khách nghỉ dưỡng chu đáo khiến khách vui vẻ hài lòng. Điều này khiến tụi em hạnh phúc và thúc đẩy bản thân ngày càng làm tốt hơn nữa để phục vụ khách. Và khi để tâm quá nhiều, tụi em cũng sẽ rơi vào lo âu tương tự.

Những dấu hiệu trên chứng tỏ tụi em đang quan tâm quá nhiều đến công việc, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cá nhân của tụi em. Mà ngược lại, điều này về lâu dài sẽ không hề tốt cho công việc, cho quản lý và công ty của tụi em.


Nếu công việc khiến em mệt mỏi đến mức ở nhà cũng không yên, đó là dấu hiệu em cần điều chỉnh cách làm việc hoặc cân nhắc thay đổi.

Bớt quan tâm đến công việc khiến tụi em nhẹ nhõm hơn, giải thoát tâm trí khỏi công việc. Nhưng đúng là không phải cứ bảo không quan tâm là sẽ không quan tâm được. Hãy tập bỏ mặc những bực dọc, lo lắng bằng các cách nghĩ sau:

  • Việc này nằm ngoài phận sự của mình và mình sẽ giao việc đó cho những người có nhiệm vụ lo lắng về nó.

  • Thật lòng mình muốn làm nhiều hơn, nhưng mình không thể ôm đồm quá nhiều. Mình cần tập trung vào những phần công việc mà mình có thể kiểm soát. Điều này sẽ giúp mình ổn hơn.

  • Mình thực sự muốn vị khách này có trải nghiệm tốt nhất tại resort, nhưng dịch vụ của resort chỉ đến mức như vậy thôi. Vậy thì mình sẽ phục vụ với những gì mình có là được rồi.


Đừng ôm đồm quá nhiều. Hãy tập trung vào những gì mình có thể kiểm soát thay vì tự tạo áp lực từ những thứ nằm ngoài khả năng.

Nhưng nếu tụi em đã cố bình ổn tinh thần bằng những cách nghĩ như trên nhưng vẫn không hiệu quả, thì có khi đó là dấu hiệu đã đến lúc tụi em nên rời đi. Sẽ không tốt nếu tụi em cứ tiếp tục làm một công việc khiến bản thân thường xuyên chán nản. Điều này cũng sẽ không tốt cho cả tụi em, cả quản lý và công ty.


Nếu em đã cố gắng hết sức để thay đổi tư duy mà vẫn thấy bế tắc, có lẽ đã đến lúc tìm một môi trường phù hợp hơn."

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page